Nếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh tét, bánh chưng thì nhất định Tết Trung Thu không thể thiếu bánh dẻo, bánh nướng. Tục lệ thờ cúng và ăn bánh trung thu dường như đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt.
1. Tại sao lại ăn bánh trung thu vào ngày Rằm tháng 8?
Hằng năm, cứ vào ngày Tết Trung thu, nhà nhà người người lại tìm mua những chiếc bánh trung thu thơm ngon, trước là để thờ cúng ông bà tổ tiên bày tỏ lòng thành kính, sau là để cùng nhau thưởng thức gợi về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.
Bánh trung thu thường có 2 hình dạng, gồm hình tròn và hình vuông. Hình tròn là biểu trưng của vầng trăng tròn, còn hình vuông là biểu trưng cho mặt đất. Về sau, bánh được làm bằng hình tròn là chủ yếu, bởi bánh hình tròn còn được xem là biểu tượng của sự tròn đầy, viên mãn trong cuộc sống.
Bánh trung thu có 2 loại chính đó là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh trung thu nướng là loại bánh được làm từ bột mì, kết hợp với các loại nhân như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, vi cá… còn bánh trung thu dẻo là loại bánh thường được làm từ bột nếp chín, kết hợp với lớp nhân ngọt bên trong.
Ngày nay, để chiếc bánh thêm phần thú vị và mới lạ, nhiều người đã sáng tạo thêm các hương vị bánh mới, khác biệt nhằm mang đến những trải nghiệm mới trong việc thưởng thức bánh trung thu như tôm hùm, tinh than tre, cua huỳnh đế, hạt mắc ca…
2. Tại sao lại ăn bánh trung thu và uống trà chung
Bánh trung thu và trà, cặp đôi hoàn hảo trong ngày Tết Đoàn Viên. Việc kết hợp giữa trà và bánh dưỡng như đã trở thành một thói quen của người Việt vào ngày Tết Trung thu.
Bánh trung thu thường có vị ngọt cùng với trà có vị đắng, chát, với sự kết hợp này lại sẽ càng làm tăng thêm cái hương vị thanh tạo, ấm cúng của ngày Tết Đoàn Viên.
Một số loại trà thường được sử dụng khi thưởng thức kèm với bánh trung thu có thể kể đến như:
- Trà hoa cúc: Một loại trà phổ biến thường được dùng để uống kèm với bánh trung thu. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe như: cải thiện tim mạch, giải cảm, ngăn ngừa mất ngủ, giải nhiệt, tiêu độc…
- Trà bạc hà, ăn bánh trung thu trà xanh: Trà bạc hà, một loại trà thanh mát có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng đầy bụng, giúp cơ thể tỉnh táo hơn…
- Trà đen truyền thống, một trong những loại trà phổ biến được sử dụng trong đời sống hằng ngày không riêng gì Tết Trung thu. Trà đen kết hợp với bánh trung thu sẽ mang lại một cảm giác rất đỗi quen thuộc và bình dị.
- Trà hoa sen: Trà hoa sen, một trong những loại trà thơm ngon mang đậm hương vị của miền quê Việt Nam. Bên cạnh đó, trà hoa sen còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như: ổn định huyết áp, loại bỏ mỡ máu, giảm stress, giải nhiệt, chống oxy hóa…
Trên đây là một số loại trà thông dụng mà bạn có thể kết hợp với bánh trung thu. Ngoài những loại trà kể trên, bạn cũng có thể kết hợp thêm với một số loại trà khác như: trà hoa đậu biết, trà hoa lài, trà hoa bưởi… cũng có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.
3. Ăn bánh trung thu loại nào ngon?
Bánh trung thu hiện nay rất phong phú và đa dạng về hương vị, nên ăn bánh trung thu loại nào ngon? Dưới đây là một số loại bánh trung thu của hoianmooncake.vn thơm ngon mà bạn có thể tham khảo:
- Bánh trung thu nhân đậu xanh: Đây là loại bánh trung thu phổ biến, được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Nhân bánh được làm chủ yếu bằng đậu xanh, có thể kết hợp thêm với một số nguyên liệu khác như: trứng muối, hạt bí, mứt bí, hạt dưa…
- Bánh trung thu thập cẩm: Một trong những loại bánh được đông đảo người dùng yêu thích. Bánh trung thu thập cẩm được làm từ nhiều loại nguyên liệu như: hạt dưa, thịt lợn, mứt bí, đậu xanh, hạt sen… việc phối trộn nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào cách làm của mỗi người.
- Bánh trung thu dừa sầu riêng: Một sự kết hợp hoàn hảo, mang đến một hương vị thơm ngon, béo ngậy cho người thưởng thức. Tuy khá kén người dùng bởi hương vị sầu riêng đặc trưng, nhưng đối với những ai hảo sầu riêng thì lại “cực mê” hương vị này.
- Bánh trung thu thập cẩm gà quay: sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu thân thuộc, đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị bánh thơm ngon, lạ miệng vô cùng.
- Bánh trung thu sen hạnh nhân, sen trà xanh, sen đậu xanh: Sen là một nguyên liệu cơ bản để làm bánh trung thu. Sen có thể kết hợp với đa dạng các loại nguyên liệu với nhau để tạo ra những chiếc bánh trung thu không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Xem thêm: 15+ mẫu hộp bánh trung thu cao cấp sang trọng 2023
Bên cạnh những hương vị bánh trung thu truyền thống, ngày nay bánh trung thu còn được sáng tạo thêm rất nhiều hương vị khác lạ, thú vị cho người dùng như: bánh trung thu trứng muối tan chảy, bánh trung thu tôm hùm sốt Hong Kong, bánh trung thu socola, bánh trung thu tinh than tre…
Đậu xanh, khoai môn, hạt sen, thập cẩm… những hương vị bánh trung thu ngon, đặc trưng của ngày Tết Đoàn Viên
Như một thông lệ không thể thiếu vào mùa trăng Rằm tháng 8 hằng năm, việc ăn bánh trung thu không chỉ là một thói quen mà đây còn là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt.
Tết Trung thu này, hãy nhớ dành tặng những chiếc bánh trung thu thơm ngon dành tặng người thân, bạn bè hoặc đối tác để gắn kết tình cảm yêu thương và quý mến nhau nhé!
Xem thêm: So sánh bánh trung thu lava trứng muối Hong Kong và Việt Nam