Yến mạch được xem là một trong những loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, bởi chúng cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Chính vì thế, yến mạch được dùng nhiều trong các sản phẩm healthy để giảm lượng calo, và bánh Trung Thu cũng vậy. Hãy cùng Hội An Mooncake tìm hiểu về cách làm loại bánh Trung Thu healthy yến mạch này, trong bài viết dưới đây nhé!
Bánh Trung Thu healthy là gì?
Thay vì dùng những nguyên liệu bánh Trung Thu truyền thống quen thuộc như đường, bột mì, mỡ,… Bánh Trung Thu healthy sẽ ưu tiên lựa chọn các nguồn nguyên liệu tự nhiên và có lợi với sức khỏe con người từ bột mì nguyên cám, bột hạnh nhân, yến mạch, dầu thực vật, hạt ngũ cốc,…
Chính những điều này khiến bánh Trung Thu healthy đã trở thành cơn sốt trong làng bánh Trung Thu bởi hương vị hấp dẫn; nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ và còn giúp giảm cân với team “hít không khí cũng lên cân”.
Xem thêm:
Bánh Trung Thu yến mạch chứa bao nhiêu calories?
Bánh Trung Thu yến mạch chứa khoảng 210calo, chưa bằng 1/5 lượng calo bánh nướng truyền thống.
Mỗi khi Tết Trung Thu đến, khá nhiều bạn ái ngại với bánh Trung Thu vì vị béo cũng như lượng calo cao có trong nó. Bánh Trung Thu cổ truyền có lượng calo khoảng từ 700 – 1000 calo/ chiếc bánh, tương ứng với 1h30 – 2h chạy bộ. Vì thế ăn bánh Trung Thu có thể sẽ làm bạn thừa cân ngay sau mùa trăng rằm tháng 8 này.
Chính những yếu tố trên, khiến cho sự xuất hiện của những chiếc bánh Trung Thu healthy từ khi ra đời đã được nhiều chị em đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Những chiếc bánh Trung Thu ngũ cốc, yến mạch, organic,… không chỉ đảm bảo tiêu chí thơm ngon, hương vị đặc trưng của bánh Trung Thu mà lại còn an toàn với sức khỏe và đặc biệt là có lượng calo thấp hơn nhiều so với những chiếc bánh Trung Thu truyền thống.
Một chiếc bánh Trung Thu healthy yến mạch chỉ chứa 210 calo, tương đương chưa đến ⅕ lượng calo có trong một chiếc bánh truyền thống. Tại sao bạn không thử làm loại bánh Trung Thu healthy này cho mùa Tết Trung Thu năm nay của gia đình?
Xem thêm:
Nguyên liệu làm bánh Trung Thu yến mạch
Nguyên liệu làm nhân bánh
Nguyên liệu bánh Trung Thu healthy yến mạch cũng khá đơn giản và dễ dàng tìm được. Chi tiết nguyên liệu từng bộ phận bánh như sau:
Vỏ bánh
- Bột yến mạch: 120g
- Mật ong: 80g
- Dầu dừa: 15ml
- Lòng đỏ trứng gà: 1/2
- Bơ lạc: 5g
- Ngũ vị hương: 1/8 muỗng cà phê
- Bột nguyên cám: 15g
- Hỗn hợp phết bánh: sữa tươi không đường, trứng gà, dầu mè, mật ong.
Nhân bánh
- Thịt ức gà: 60g
- Lạp xưởng: 20g
- Mứt đu đủ: 40g
- Mứt dứa: 40g
- Hạt bí: 15g
- Hạt điều: 40g
- Đậu phộng: 20g
- Hạt thông: 15g
- Hạt vừng rang: 20g
- Bột nguyên cám: 30- 40g
- Lá chanh: 6 – 8 lá
- Bơ lạt: 10g
- Đường ăn kiêng: 35g
- Gia vị: ngũ vị hương, bột điều, muối, nước tương, dầu mè.
- Rượu Mai Quế Lộ (không bắt buộc)
- Nước: 30 – 40ml
Các bước làm bánh Trung Thu yến mạch
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu kể trên, tùy vào công cụ làm bánh Trung Thu healthy mà bạn có thể tham khảo qua các cách làm bánh Trung Thu yến mạch dưới đây:
Bước 1: Làm vỏ bánh Trung Thu healthy yến mạch
- Cho 80g mật ong, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 15ml dầu ăn, 5g bơ lạc vào tô và đánh đều.
- Cho tiếp ⅛ muỗng cà phê ngũ vị hương vào hỗn hợp và khuấy đều.
- Cho tiếp 120g bột yến mạch vào hỗn hợp và trộn đều đến khi bột hòa quyện vào nhau. Có thể chia bột ra thành 3 lần để bột dễ khuấy hơn.
- Sau đó dùng màng bọc thực phẩm, bọc lại và ủ khoảng 30 phút – 1 tiếng để cho bột nở. Sau đó ray thêm một ít bột nguyên cám vào hỗn hợp vỏ bánh cho đến khi cảm thấy khối bột dẻo dính lại và có thể tạo khối.
Bước 2: Làm Nhân bánh Trung Thu healthy yến mạch
Trộn hỗn hợp nhân bánh sau khi nghiền nhỏ nguyên liệu.
- Ức gà rửa sạch cùng nước muối loãng, sau đó vớt ra, để ráo để ướp gia vị.
- Cho vào 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương, bột điều, muối, 1 muỗng cà phê đường ăn kiêng, 1/2 muỗng nước tương, dầu mè vào thịt gà. Ướp thịt trong 30 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
- Sau đó, đem thịt gà đi luộc trong 15 – 30 phút, khi thịt gà đã chín thì xé tơi và cho vào chảo để xào khô lại.
- Nghiền nhỏ các loại hạt, mứt để vừa ăn. Sau đó cho mứt, hạt, thịt gà, lạp xưởng, vừng rang, lá chanh cắt sợi vào tô và trộn đều. Sau đó cho vào 2 muỗng cà phê rượu Mai Quế Lộ, 1 muỗng ngũ vị hương, 1 muỗng dầu mè, 2 muỗng dầu ăn và 1 muỗng nước lọc vào trộn đều để ướp gia vị.
- Sau khi gia vị thấm đều, cho bột bánh dẻo và một ít nước lọc vào trộn đều đến khi nhân kết dính lại và có thể vo thành viên.
- Chia hỗn ra thành 6 phần bằng nhau và vo viên tròn tạo hình nhân bánh.
- Chuẩn bị hỗn hợp phết bánh bao gồm lòng đỏ trứng gà, một ít nước, dầu ăn, có thể cho một chút mật ong để tạo độ ngọt cho bánh. Lưu ý phết bánh từ khoảng 2 – 3 lần và theo dõi bài viết để biết được cách căn chỉnh nhiệt độ phù hợp để phết mặt bánh nhé!
Bước 3: Tạo hình bánh Trung Thu healthy và nướng bánh với lò nướng
Sau khi vo bánh thành hình tròn thì thực hiện bỏ bánh vào khuôn, lưu ý căn chỉnh khối lượng bánh phù hợp với khuôn đã chuẩn bị trước.
Nên nhớ rắc đều ít bột vào khuôn trước để chống dính.
Chia hỗn hợp bột yến mạch làm vỏ bánh Trung Thu healthy đã chuẩn bị trước đó thành 6 phần bằng nhau, vo tròn và ấn dẹp với khuôn bánh bạn đã lựa chọn. Cho nhân bánh Trung Thu organic vào giữa, miết các mép bánh sao cho vỏ bánh bao kín phần nhân. Tiếp đến rắc một ít bột vào khuôn và cho bánh vào ấn mạnh để tạo hình bánh.
Xem thêm:
Sử dụng lò nướng
Sau khi đã thực hiện 3 bước trên, tiếp theo chúng ta sẽ làm chín bánh với lò nướng. Đầu tiên, làm nóng lò nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 170 độ C.
- Lần 1: nướng bánh với nhiệt độ 180 độ C trong 5 – 7 phút (tuỳ vào kích cỡ bánh), cho bánh ra ngoài và phết hỗ hợp đã làm trên nhẹ nhàng, cẩn thận không bị nứt bánh.
- Lần 2: Tiếp tục nướng bánh ở nhiệt độ 5 – 7 phút ở nhiệt độ 190 độ C.
- Lần 3: nướng bánh ở nhiệt độ 170 – 180 độ C cho đến lúc chín.
Lưu ý: sau mỗi lần nướng bạn hãy xịt một ít nước vào lò và cho bánh Trung Thu ngũ cốc vào nướng trong vòng 10 phút rồi lấy ra để cho bánh nguội, rồi mới phết hỗn hợp lên bánh.
Sử dụng nồi chiên không dầu
- Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 5 đến 10 phút.
- Lót giấy nến dưới đáy nồi và xếp bánh Trung Thu đã tạo hình vào nồi.
- Nướng bánh Trung Thu organic ở nhiệt độ 150 độ C trong 5 phút, sau đó lấy bánh ra, để nguội.
- Dùng hỗn hợp phết bánh, phết đều hỗn hợp lên vỏ bánh Trung Thu healthy.
- Tiếp tục, đem bánh đi nướng lần 2 ở nhiệt độ 140 độ C trong 4 phút. Sau đó lấy bánh ra, phết hỗn hợp lần 2 và đợi nguội.
- Nướng bánh lần 3 ở nhiệt độ 140 độ C trong 5 phút là hoàn thành.
Hấp bánh Trung Thu
Nếu bạn muốn thưởng thức bánh Trung Thu healthy yến mạch nhưng lại không có lò nướng hoặc nồi chiên không dầu thì bạn cũng có thể thực hiện hấp bánh trung thu.
- Chuẩn bị nồi hấp, có thể là nồi hấp truyền thống hoặc nồi hấp điện, nếu sử dụng nồi hấp điện thì nên chờ cho đến lúc nước sôi rồi cho bánh vào.
- Chuẩn bị giấy nước, phủ lên bánh trung thu để đảm bảo bánh không bị nước rơi vào.
- Cho bánh vào nồi hấp, thời gian hấp phụ thuộc vào độ dày của bánh, nếu kích thước bánh nhỏ thì có thể hấp trong vòng 15 phút với nhiệt độ 100 độ C, tăng thêm với bánh có kích thước lớn và dày hơn, từ 20 – 30 phút.
Lưu ý: Các bước trên chỉ gợi ý cho bạn tham khảo, tuỳ vào sở thích ăn uống mà bạn có thể chọn một trong 3 bước làm chín bánh trên. Nếu bạn muốn thưởng thức một chiếc bánh trung thu ngũ cốc healthy giòn, thơm ngon hơn thì nên nướng bánh thay vì hấp bánh.
Xem thêm:
Hy vọng, sau những chia sẻ về loại bánh Trung Thu healthy trên đây, bạn có thể thực hiện cho mình và gia đình những chiếc bánh Trung Thu organic thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, đừng quên bạn cũng có thể tham khảo những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon nức tiếng tại Hội An Mooncake đấy nhé!